Dứa là loại trái cây tốt cho sức khỏe, cung cấp dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất…Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu còn e ngại với thực phẩm này do lo ngại dứa gây ảnh hưởng không tốt cho thai nhi. Vậy ăn dứa khi mang thai thực sự có gây hại gì không?
Các nghiên cứu khoa học không đưa ra bất cứ kết luận nào chắc chắn nguyên nhân sảy thai là do ăn dứa. Đây được coi như một kinh nghiệm dân gian truyền miệng nên các mẹ bầu thường có suy nghĩ “có kiêng có lành” và tránh ăn dứa.
Theo phân tích, dứa chứa một loại enzyme tên là bromelain. Đây là một thành phần thường không được khuyến khích cho phụ nữ đang mang thai. Chúng có thể gây ra hoạt động làm phá vỡ cấu trúc protein cơ thể khiến bạn gặp phải vấn đề chảy máu bất thường. Tuy nhiên theo dữ liệu phân tích thì loại enzyme này tồn tại trong lõi của quả dứa và chúng ta có thể dễ dàng loại bỏ phần lõi này trước khi ăn.
Xem thêm: Thực phẩm không dành cho bà bầu.
– Tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu do dứa chứa rất nhiều vitamin C.
– Thúc đẩy sản xuất collagen từ đó hỗ trợ giảm rạn da. Đặc biệt collagen còn đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển da, sụn, xương và gân của thai nhi.
– Bổ sung vitamin nhóm B như B1, B2, B3, B5, B6 và B9… giúp cung cấp kháng thể và sản xuất năng lượng cho mẹ bầu, ngoài ra còn giảm cảm giác ốm nghén. Đặc biệt, vitamin B6 còn có vai trò quan trọng trong sản xuất máu, hình thành hồng cầu.
– Cung cấp chất xơ, giảm táo bón.
– Ngăn ngừa loãng xương.
– Bổ sung đồng, sắt và acid folic cho thai nhi.
Dứa là một thực phẩm không cầu kỳ trong cách ăn nhưng với mẹ bầu, đặc biệt là bầu 3 tháng đầu thì cần có những lưu ý sau:
– Lượng ăn: Một ngày mẹ bầu chỉ nên ăn 1 quả dứa/ngày. Và 1 tuần không nên ăn quá 7 quả.
– Cách ăn: Không ăn phần lõi, gọt sạch mắt dứa; Ăn dứa chín vừa không nên ăn dứa xanh, dứa chín quá mức vì dứa quá chín sẽ tạo ra men rượu gây hại.
– Thời điểm ăn phù hợp: Ăn sau bữa ăn như món tráng miệng. Thời điểm các tháng cuối thai kỳ thì mẹ bầu nên bổ sung nhiều dứa hơn trong khẩu phần ăn vì sẽ giúp cơ tử cung mềm, dễ sinh nở hơn.