Khám và siêu âm thai là việc làm rất quan trọng giúp phát hiện sớm các vấn đề của mẹ và thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu nên ghi nhớ các mốc khám và siêu âm thai sau để có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.
Đây là lần khám thai đầu tiên sau khi mẹ có những dấu hiệu mang thai. Bác sĩ sẽ xác định mẹ có thật sự mang thai hay không, kiểm tra vị trí phôi thai làm tổ. Ở lần khám này bác sĩ cũng sẽ cần mẹ cung cấp các thông tin liên quan những lần thụ thai trước, tiền sử bệnh lý…đồng thời tư vấn dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt cho mẹ.
Ở thời điểm này, một số dị tật của thai nhi đã có thể quan sát rõ khi thực hiện siêu âm định kỳ cơ bản. Bác sĩ sẽ siêu âm kiểm tra sự phát triển của em bé, đo khoảng sáng sau gáy, xác định chính xác tuổi thai, dự kiến ngày sinh. Bên cạnh đó, mẹ bầu sẽ được làm các xét nghiệm sau: xét nghiệm công thức máu, đường máu, xét nghiệm Double test, tổng phân tích nước tiểu.
Ở tuần thai 16 – 18, bác sĩ sẽ giúp mẹ bầu xác định được những bất thường về lượng nước ối và xem thai nhi có đang phát triển ổn định hay không. Trong giai đoạn này, một số mẹ còn kết hợp làm Triple Test để sàng lọc những bất thường về ống thần kinh hoặc nhiễm sắc thể nếu có.
Đây là giai đoạn quan trọng trong việc tầm soát lại các dị tật bẩm sinh của thai nhi thông qua siêu âm, sàng lọc NIPT (nếu cần thiết).
Thời điểm này mẹ cần tiêm uốn ván lần 1, siêu âm thường quy, xét nghiệm đường máu, tổng phân tích nước tiểu thường quy và làm các xét nghiệm bổ sung theo yêu cầu của bác sĩ.
Mẹ tiêm uốn ván lần 2, siêu âm, tổng phân tích nước tiểu thường quy.
Mẹ bầu cần làm hồ sơ sinh ở thời điểm này. Bác sĩ sẽ khám, siêu âm đánh giá sự phát triển của thai nhi, trọng lượng thai, ngôi thai, nước ối, bánh rau; thực hiện các xét nghiệm cơ bản sản khoa và tư vấn cho mẹ về việc chuẩn bị vượt cạn.
Ngoài các mốc trên, các mẹ nên khám và siêu âm theo chỉ định của bác sĩ khi thai cần theo dõi thường xuyên hoặc đặc biệt hơn.
Khi đi khám, mẹ lưu ý một số điểm sau nhé:
– Mặc trang phục rộng rãi, co giãn tốt, đi giày đế bệt, không mặc váy liền và quần áo bó sát sẽ gây khó khăn cũng như mất thời gian khi khám.
– Không nên dùng chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá…trước khi đi khám thai.
– Tuân thủ các yêu cầu của bác sĩ trước khi thực hiện khám, siêu âm và làm xét nghiệm.
1 Comments
Siêu âm thai phát hiện dị tật nào? » Sản phụ khoa Dr Trung
[…] Đây là phương pháp không xâm lấn, sử dụng sóng âm ở tần số cao để theo dõi sự phát triển của thai nhi cũng như các cơ quan sinh sản của người mẹ. Từ đó, phát hiện những bất thường về hình thái của thai nhi. Phương pháp siêu âm thai rất phổ biến và không gây bất kỳ khó chịu hay ảnh hướng xấu nào cho mẹ và em bé trong bụng. Vì vậy hiện nay các cơ sở y tế đều sử dụng phương pháp này trong những lần khám thai định kỳ của thai phụ. Ngoài siêu âm, để phát hiện dị tật thai nhi, bác sĩ có thể chỉ định thêm các phương pháp sàng lọc khác như NIPT, double test, triple test,... Xem thêm: Các mốc khám và siêu âm thai mẹ bầu cần ghi nhớ. […]