Với các mẹ mang thai lần đầu, hạnh phúc khi lần đầu có bầu nhưng bên cạnh đó cũng có không ít lo lắng khi chưa có kinh nghiệm về “bầu bí”, hi vọng với cẩm nang nhỏ này, các chị em có thể bớt bỡ ngỡ và “bầu tự tin”, “bầu khỏe”, “bầu đẹp”
Tiêm phòng trước và trong thời gian mang thai là việc làm vô cùng quan trọng giúp các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh; thai nhi có sức đề kháng tốt, giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm.
Với cẩm nang mang tiêm phòng trước khi mang thai lần đầu, bạn cần tiêm những loại vắc-xin sau sau:
– Sởi – Quai bị – Rubella: Tiêm trước khi mang bầu tối thiểu 3 tháng. Nếu mẹ bị nhiễm sởi – quai bị – Rubella trong thai kỳ có thể gây sảy thai, sinh non, thai nhi dị tật.
– Viêm gan B: Tiêm phòng viêm gan B trước hoặc thời gian mang bầu. Nếu mẹ mắc viêm gan B có thể lây sang con.
– Thủy đậu: Tiêm trước khi mang bầu tối thiểu 2 tháng trước. Theo thống kê thì có khoảng 2% số bé có mẹ mắc thủy đậu trong 5 tháng đầu của thai kỳ có nguy cơ mắc dị tật hình thể, liệt chân tay. Ngoài ra, mẹ mắc thủy đậu có thể chuyển virus gây bệnh sang con trong khi sinh nở.
– Cúm: Tiêm phòng cúm trước khi mang thai 1 tháng. Nếu mẹ mắc cúm trong ba tháng mang thai đầu có thể khiến thai nhi bị dị tật.
Trong khi mang thai, mẹ bầu lần đầu cần chú ý lịch tiêm uốn ván: Mũi đầu, từ tuần 22 trở đi, mũi 2 tiêm nhắc lại sau mũi 1 cách 1 tháng. Để phòng ngừa sinh non, mẹ nên tiêm mũi 1 muộn nhất là tuần 26, mũi 2 vào tuần 30.
Các dấu hiệu mang thai có thể khác nhau tùy theo cơ địa hoặc cơ thể từng mẹ. Tuy nhiên, các đặc điểm chung mà Phòng khám sản phụ khoa – Dr Cao Chí Trung ở Cầu Giấy, Hà Nội có thể liệt kê gồm:
– Trễ kinh
– Buồn nôn, nôn khan
– Chảy máu âm đạo nhẹ hoặc lấm tấm
– Mệt mỏi thường xuyên, không rõ lý do
– Đau lưng nhẹ
– Thay đổi tâm lý
– Ngực căng
– Thay đổi khẩu vị (hoặc nghén): bạn sẽ thấy cực kỳ thèm một loại thức ăn nào đó
Tuy nhiên, để khẳng định chính xác dấu hiệu mang thai, chị em có thể sử dụng que thử thai hay lí tưởng hơn là tới bệnh viện để siêu âm, làm xét nghiệm máu.
Bác sĩ sẽ chẩn đoán mẹ có thai hay không, thai đã vào tử cung chưa, thai được bao nhiêu tuần? Việc xác định chính xác tuổi thai sẽ giúp theo dõi sự phát triển của thai nhi ở các mốc khám thai quan trọng sau này.
Các mẹ sẽ được siêu âm 4D để khảo sát hình thái thai nhi và xác định các vấn đề như thai ở trong hay ngoài tử cung, có phát triển bình thường hay không; số lượng thai; ngày dự sinh; đo độ mờ da gáy chẩn đoán bất thường nhiễm sắc thể như hội chứng Down, dị dạng tim, thoát vị cơ hoành…
Mẹ sẽ được chỉ định làm một số xét nghiệm cần thiết:
– Xét nghiệm Double test: Tầm soát nguy cơ phát triển hội chứng Down, Edward hoặc Patau.
– Xét nghiệm máu: Xác định các nguy cơ tiềm ẩn như thiếu máu, thiếu sắt…
– Xét nghiệm nước tiểu: Xác định nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ, nhiễm trùng đường tiết niệu, tổn thương thận…
Bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm thai 4D để khảo sát hình thái học thai nhi nhằm phát hiện dị tật ở các cơ quan, nội tạng như:
– Đánh giá giải phẫu của thai nhi: não, tim, phổi, tay chân…
– Đo các chỉ số phát triển của thai: như vòng đầu, đường kính lưỡng đỉnh, vòng bụng, chiều dài xương đùi, cân nặng thai nhi ước tính…
Thời điểm này những bất thường mà mốc khám thai 20 – 22 tuần chưa phát hiện thì đến nay có thể thấy rõ. Việc phát hiện bất thường thai nhi sẽ giúp bố mẹ chủ động chuẩn bị những vấn đề cần thiết cho cuộc sinh nở sắp tới như tâm lý, phương pháp sinh thường hay sinh mổ, sinh ở thời điểm nào, điều trị cho bé sau sinh nếu bé có vấn đề…
Ngoài ra, bác sĩ sẽ kiểm tra ngôi thai, bánh nhau, lượng nước ối, sự phát triển của thai nhi, tốc độ phát triển so với tuổi thai… Từ đó phòng ngừa được các nguyên nhân gây suy thai, ngạt sau sinh đồng thời giúp mẹ bầu xác định được ngày dự sinh chính xác hơn.