0

Contact Info

15 Dịch Vọng Hậu - Cầu Giấy - Hà Nội 091 606 49 96 caochitrungct@gmail.com
×
14 Th7, 2023 Đỗ Hoa 0 Comments

Dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ tương đối phổ biến và có khả năng gây ảnh hưởng đến cả mẹ bầu và thai nhi. Vậy bệnh lý này nguy hiểm như thế nào và dấu hiệu tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ là bệnh gì?

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn chuyển hóa insulin ở phụ nữ có thai, thông thường xuất hiện từ tuần thai thứ 24. Nguyên nhân của bệnh lý này chủ yếu do rối loạn hormone khi mang thai dẫn đến chu trình chuyển hóa đường của insulin cũng bị rối loạn. Hầu hết những mẹ bầu mắc bệnh này sẽ tự khỏi sau khi sinh con khoảng 2 – 3 tháng.
Trong quá trình mang thai, do nhu cầu năng lượng tăng cao có thể làm tình trạng kháng insulin diễn ra quá mức. Đặc biệt, ở các mẹ có chế độ ăn uống sử dụng nhiều đồ ngọt. Lượng đường trong máu tăng cao vượt ngưỡng cho phép gây bệnh tiểu đường thai kỳ.
Các chỉ số cho thấy mẹ mắc tiểu đường gồm:

  • Đường huyết khi đói: < 5.1 mmol/l (92 mg/dl);
  • Đường huyết sau khi ăn 1 giờ: < 10 mmol/l (180 mg/dl);
  • Đường huyết sau khi ăn 2 giờ: ≤ 8.5 mmol/l (153 mg/dl).

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ thường có những biểu hiện như sau:

  • Thường xuyên cảm thấy khát nước và khô miệng, nhất là vào ban đêm mặc dù không ăn uống đồ mặn hay vận động thể lực nhiều;
  • Cơ thể mệt mỏi hơn bình thường: mẹ bầu khi bị tiểu đường sẽ cảm thấy uể oải thường trực mặc dù không vận động nhiều.
  • Tiểu nhiều: mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ hay buồn tiểu thường xuyên và lượng nước tiểu cũng nhiều hơn bình thường;
  • Triệu chứng khác: giảm thị lực, sụt cân không rõ lý do, vùng kín bị viêm nhiễm,…

Nếu bạn ở khu vực Cầu Giấy – Hà Nội: hãy liên hệ phòng khám phụ sản uy tín ở Cầu Giấy – Dr Cao Chí Trung để thăm khám và được hướng dẫn tận tình nhất nhé

Biến chứng của tiểu đường thai kỳ

Đối với sức khỏe của mẹ

  • Tiền sản giật và tăng huyết áp khi mang thai do lượng đường trong máu đòi hỏi quá trình bơm máu phải hoạt động hết công suất;
  • Dễ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu và viêm phần phụ do vi khuẩn xâm nhập;
  • Tăng nguy cơ sinh non và sảy thai tự nhiên;
  • Dễ mắc bệnh đái tháo đường hơn trong tương lai.

Đối với sức khỏe của thai nhi

  • Thai to: Lượng đường có trong máu của mẹ bầu quá cao làm em bé phát triển quá nhanh;
  • Sinh non: Tiểu đường thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ sinh non hoặc sảy thai do sự kích thích các cơn co, gò tử cung;
  • Khó thở: Trẻ sinh ra sớm với những mẹ bị tiểu đường thai kỳ có thể gặp phải hội chứng suy hô hấp;
  • Hạ đường huyết sơ sinh: Đôi khi em bé của các mẹ bị tiểu đường thai kỳ có lượng đường trong máu thấp ngay sau khi sinh. Các đợt hạ đường huyết nghiêm trọng có thể gây co giật ở trẻ;
  • Bị béo phì và tiểu đường: Em bé của những mẹ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ mắc bệnh béo phì và tiểu đường type 2 khi lớn lên;
  • Thai chết lưu: Bệnh tiểu đường thai kỳ không được điều trị có thể dẫn đến thai chết lưu.

Vậy các mẹ nên khám thai định kỳ, khi có những dấu hiệu về tiểu đường thai kỳ thì nên gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị đúng cách. Các mẹ cũng nên tìm những địa chỉ uy tín để việc khám và điều trị được an toàn, hiệu quả.

Post Tags:
Contact Me on Zalo
Call Now Button