0

Contact Info

15 Dịch Vọng Hậu - Cầu Giấy - Hà Nội 091 606 49 96 caochitrungct@gmail.com
×
12 Th9, 2023 mizumoto 0 Comments

Khi nào nên đi khám thai lần đầu

Khám thai lần đầu giúp mẹ theo dõi sự phát triển của thai nhi, đồng thời phát hiện sớm những bất thường và có phương pháp can thiệp kịp thời. Khi nào nên đi khám thai lần đầu là câu hỏi rất nhiều mẹ quan tâm, đặc biệt là những mẹ bầu chưa có kinh nghiệm trong việc mang thai và sinh con.

1. Tìm hiểu về khám thai lần đầu

Khám thai lần đầu là bước quan trọng nhất trong suốt quá trình mang thai. Ở lần khám thai này bác sĩ sẽ giúp mẹ kiểm tra và phát hiện các vấn đề thai kỳ (nếu có), từ đó đưa ra tư vấn và lời khuyên về vitamin, thuốc, chế độ nghỉ ngơi, chế độ thể dục thể thao, chế độ dinh dưỡng riêng phù hợp với tình trạng sức khỏe của mẹ và bé

Thông thường, lần đầu khám thai mẹ sẽ trải qua các bước khám như sau:

Bước 1: Hỏi về sức khỏe của mẹ và tiền sử bệnh mẹ từng mắc phải

Ở bước này, mẹ cần cung cấp thật chi tiết mọi thông tin liên quan đến sức khỏe hiện tại cũng như tiền sử bệnh trong quá khứ để làm cơ sở cho chẩn đoán kết quả và lời khuyên trong suốt thai kỳ.

Các vấn đề bác sĩ sẽ khai thác:

– Tiền sử sức khỏe của mẹ

– Bệnh mãn tính nếu có?

– Thường sử dụng thuốc gì?

– Thói quen ăn uống và chế độ dinh dưỡng ra sao?

– Đã từng làm phẫu thuật bao giờ chưa? làm khi nào?

– Có bị dị ứng gì không?

….

Bước 2: Hỏi han về các biểu hiện hiện tại của mẹ:

– Kinh nguyệt xuất hiện lần cuối khi nào?

– Mẹ có biểu hiện gì khi mang thai?

Bước 3: Khám sức khỏe

– Kiểm tra hệ tim mạch, hệ hô hấp, bầu ngực, khoang bụng.

– Đo huyết áp, làm cơ sở để so sánh với lần khám thai sau.

– Kiểm tra các chủ số chiều cao và cân nặng

– Một số trường hợp đặc biệt bác sĩ sẽ cho kiểm tra kỹ hơn về cơ quan sinh sản và cả vùng xương chậu.

Bước 4: Làm các xét nghiệm thai kỳ cần thiết

Ở lần khám thai này mẹ sẽ được làm một số hoặc tất cả các xét nghiệm như dưới đây tùy thuộc vào cơ sở khám thai có đầy đủ thiết bị hay không.

– Xét nghiệm nhóm máu

– Xét nghiệm beta HCG

– Xét nghiệm nước tiểu

– Xét nghiệm khả năng lây nhiễm AIDS, viêm gan B…

– Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ nếu mẹ có nguy cơ

Bước 5: Siêu âm thai

– Kiểm tra xem phôi thai đã thực sự được hình thành chưa

– Phôi thai đã đi vào làm tổ ở tử cung hay chưa

– Vị trí của phôi thai đang ở đâu

– Tính tuổi của thai thời điểm hiện tại

Bước 6: Tư vấn và giải đáp thắc mắc, tư vấn dinh dưỡng thai kỳ

– Mẹ nên chuẩn bị sẵn các câu hỏi muốn hỏi bác sĩ, các băn khoăn khi mang thai, các triệu chứng mẹ cho là bất thường để hỏi và nhờ bác sĩ giải đáp. Việc trao đổi này sẽ giúp mẹ có thêm nhiều kiến thức và chăm sóc tốt hơn cho thai kỳ của mình.

Post Tags:
Contact Me on Zalo
Call Now Button