Nghén là gì ? Triệu chứng nghén bầu lần đầu ?
Khi mang thai, cơ thể mẹ có nhiều biến đổi, trong đó có tình trạng ốm nghén, buồn nôn và nôn mửa khiến nhiều bà bầu khổ sở. Vậy thực chất nghén là gì? Nghén lần đầu sẽ có biểu hiện thế nào ? Làm sao biết mình nghén ?. Hãy cùng Dr Trung tìm hiểu để hiểu biết hơn nhé các mẹ.1. Nghén là gì?
Nghén là tình trạng khi bà bầu cảm thấy khó chịu, đầy hơi ở bụng, xuất hiện nhiều lần trong một ngày. Khi mới bắt đầu có thai thì ốm nghén là tình trạng rất phổ biến. Ốm nghén khi mang thai thường không gây hại cho thai nhi nhưng nó có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của sản phụ, cả khi làm việc hay trong các sinh hoạt bình thường. Biểu hiện nghén ở mỗi phụ nữ mang thai có thể khác nhau, một số người bị nghén ngủ, nghén chua hoặc nghén ngọt. Nghén khiến mẹ bầu buồn nôn mệt mỏi Nghén thường xuất hiện sớm ở tuần thai thứ 5 - 6, nặng nhất ở tuần thai thứ 9 và thường biến mất khi hết tuần thai 14. Nhưng ở khoảng 20% trường hợp nghén kéo dài hơn, có thể tới hết thai kỳ. Ở những thai phụ có cơ thể nhạy cảm, sức khỏe không tốt thì triệu chứng nôn nghén xuất hiện từ sớm, nghiêm trọng và khó kiểm soát, có thể cần nhập viện theo dõi và can thiệp y tế. Dựa theo mức độ các triệu chứng nghén khi mang thai, có thể chia thành 2 nhóm sau:1.1. Nhóm nghén thường
Có khoảng 80% phụ nữ mang thai thuộc nhóm này, nghĩa là biểu hiện nghén bình thường. Tình trạng cơ thể mệt mỏi, buồn nôn hoặc nôn ói xuất hiện không quá thường xuyên (1 - 2 lần một ngày hoặc khi gặp tác nhân kích thích). Cơ thể mệt mỏi nhưng vẫn có thể kiểm soát, vẫn có thể ăn uống sinh hoạt, thức ăn giữ được trong dạ dày. Nhóm phụ nữ mang thai nghén thường không bị sụt cân, chỉ gặp tình trạng này trong những tuần thai kỳ đầu. Biểu hiện nôn ói mệt mỏi giảm sau 12 - 20 tuần hoặc sớm hơn.1.2. Nhóm nghén nặng
Có khoảng 3% phụ nữ mang thai bị nghén nặng, họ thường xuyên bị nôn ói, mệt mỏi, không có sức lực. Do nôn ói quá nhiều nên thức ăn trong dạ dày không giữ được, cơ thể cũng không hấp thu được dinh dưỡng. Hơn nữa, mẹ bầu còn bị chán ăn, sụt cân tư 2 - 10kg đe dọa đến sự phát triển và sức khỏe thai nhi. Cơ thể suy nhược cộng thêm mất nước, mất cân bằng điện giải ở phụ nữ nghén nặng nếu không được can thiệp sớm sẽ có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Đôi khi nguyên nhân gây nghén nặng không chỉ do thai kỳ mà còn do gặp vấn đề về dạ dày, đường ruột của thai phụ. Một số trường hợp mẹ bầu mang song thai hay có khối u tử cung sẽ cần được chăm sóc đặc biệt và dùng biện pháp giảm tình trạng nôn ói.Nghén nặng xảy ra khi nào?
Những yếu tố sau đây làm tăng nguy cơ xảy ra ốm nghén nặng khi mang thai:
- Mang đa thai.
- Đã từng bị ốm nghén trong lần mang thai trước (nhẹ hoặc nặng).
- Mẹ hoặc chị em gái của thai phụ bị ốm nghén khi mang thai.
- Đã từng bị say tàu xe hoặc đau nửa đầu.
- Mang thai con gái.

2. Bị ốm nghén phải làm sao?
Thay đổi lối sống và cải thiện chế độ ăn uống có thể giúp thai phụ cảm thấy đỡ hơn. Có thể áp dụng những gợi ý sau đây:
- Bổ sung vitamin tổng hợp.
- Ăn nhẹ với bánh mì khô hoặc bánh quy vào buổi sáng trước khi ra khỏi giường để tránh bụng đói khi di chuyển.
- Uống nước nhiều lần.
- Tránh tiếp xúc với mùi khó chịu.
- Chia làm nhiều bữa ăn nhỏ, thay vì ba bữa chính.
- Nếu có thể, dùng những món ăn nhạt. Ví dụ, chế độ ăn kiêng BRATT (bao gồm chuối, gạo, táo, bánh mì nướng và trà) ít chất béo và dễ tiêu hóa.
- Sử dụng trà gừng, viên nang gừng và kẹo gừng (chế biến từ gừng thật).
One thought on “Nghén là gì ? Triệu chứng nghén bầu lần đầu ?”