0

Contact Info

15 Dịch Vọng Hậu - Cầu Giấy - Hà Nội 091 606 49 96 caochitrungct@gmail.com
×
02 Th7, 2023 mizumoto 1 Comments

Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Kinh nguyệt là sự phản ánh về sức khỏe sinh sản của nữ giới. Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ. Cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết này.

Rối loạn kinh nguyệt là gì?

Rối loạn kinh nguyệt là những bất thường về chu kỳ kinh nguyệt, số ngày kinh và số lượng máu kinh so với những chu kỳ thông thường trước đó. Đây có thể là triệu chứng của một bệnh lý nào đó. Nguyên nhân có thể do nội tiết, có thể tổn thương thực thể cơ quan sinh dục nữ, đôi khi chỉ đơn thuần là do thay đổi điều kiện, môi trường sống.
Rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra cho phụ nữ ở nhiều độ tuổi, mức độ và biểu hiện khác nhau như ở lứa tuổi dậy thì, sinh con, mãn kinh,… gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của chị em phụ nữ nếu không được chữa trị kịp thời.

Biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt

Bất thường về chu kỳ kinh: Là khi vòng kinh của bạn dài trên 35 ngày (kinh thưa) hay ngắn dưới 22 ngày (kinh mau), thậm chí là không có kinh từ 6 tháng trở lên (vô kinh).

Bất thường về máu kinh: Là những bất thường về số lượng và ngày có kinh.
– Cường kinh: còn gọi là băng kinh, lượng máu kinh > 20ml/kỳ.
– Thiểu kinh: số ngày có kinh < 2 ngày và lượng kinh< 20ml/kỳ.
– Rong kinh: số ngày có kinh > 7 ngày.

Màu kinh: Thường là máu đỏ thẫm, có mùi hơi tanh, không đông, nếu máu kinh có lẫn máu cục hoặc máu đỏ tươi hay hồng nhạt là bất thường.

Bất thường khác: Thống kinh là hiện tượng phổ biến nhất, thường có triệu chứng đau bụng dưới khi hành kinh. Cơn đau có thể xuyên ra cột sống, lan xuống đùi và lan ra toàn bụng. Ngoài ra có thể thấy đau lưng kèm theo tức ngực, căng vú, buồn nôn, dễ xúc động, ảnh hưởng đến sinh hoạt, lao động.

Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt

Nguyên nhân chủ quan (xuất phát từ bên trong cơ thể):
– Mất cân bằng nội tiết tố mà cụ thể là 2 yếu tố estrogen và progesterone.
– Suy giảm buồng trứng, tiền mãn kinh,…
– Mắc bệnh lý phụ khoa: viêm âm đạo, viêm vùng chậu, u xơ cổ tử cung, đa nang buồng trứng,…

Nguyên nhân khách quan (tác động của yếu tố bên ngoài):
– Môi trường sống hoặc thói quen sinh hoạt có sự thay đổi: Cơ chế nội tiết – thần kinh điều khiển kỳ kinh ở nữ giới nên sự thay đổi về môi trường sống hay thói quen sinh hoạt sẽ tác động trực tiếp đến kinh nguyệt.
– Yếu tố tâm lý: Căng thẳng tâm lý thường xuyên, mệt mỏi, stress cũng là một trong những nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt.
– Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc tránh thai, thuốc điều trị tiểu đường hoặc huyết áp, thuốc kháng sinh,… có thể tác động khiến kỳ kinh bị rối loạn.
– Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học: Ăn uống không điều độ, thiếu chất dinh dưỡng.

Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Câu trả lời là “Có”, cụ thể:
Thiếu máu: Lượng kinh ra nhiều và kéo dài sẽ dẫn đến thiếu máu, chóng mặt, mệt mỏi, da xanh xao, tim loạn nhịp, thở gấp,…

Nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa: Chu kỳ kinh kéo dài không chỉ gây bất tiện cho sinh hoạt hàng ngày mà còn là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn dễ dàng phát triển gây những bệnh về viêm nhiễm.

Nguy cơ vô sinh: Bạn có thể khó mang thai hơn nếu bạn có chu kỳ bất thường vì thời điểm rụng trứng không thường xuyên, hoặc do viêm nhiễm gây tắc vòi tử cung.

Ảnh hưởng đến sinh hoạt tình dục: Các nghiên cứu khoa học cho thấy quan hệ tình dục vào những ngày “đèn đỏ” có thể làm tăng nguy cơ gây nên các bệnh phụ khoa. Do đó rối loạn kinh nguyệt phần nào đó khiến những cuộc “yêu” của bạn cũng trở nên thất thường hơn.

Ảnh hưởng đến nhan sắc phụ nữ: Estrogen và Progesteron chính là 2 hormone đóng vai trò cội nguồn sắc đẹp của phái nữ. Do đó, việc rối loạn các hormone này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhan sắc, sự tươi trẻ của phái đẹp, da kém mịn màng.

Bệnh lý nguy hiểm: Một số trường hợp rối loạn kinh nguyệt là biểu hiện những bệnh lý như chửa ngoài tử cung, ung thư niêm mạc tử cung,…

Cách điều trị rối loạn kinh nguyệt

– Cải thiện chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, làm việc phù hợp.
– Giữ tâm lý thật thoải mái.
– Tránh lạm dụng thuốc tránh thai.
– Hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích khác.
– Điều trị bệnh lý khác nếu có: Tuyến giáp, tiểu đường,…

Ngoài ra, nếu các triệu chứng vẫn không được cải thiện, hãy đến gặp ngay bác sĩ để được tư vấn và điều trị để phục hồi sức khỏe!

Xem thêm: Thời gian có kinh nguyệt lại sau sinh.

 

Post Tags:

1 Comments

Các nguyên nhân gây chậm kinh » Sản phụ khoa Dr Trung

Tháng bảy 3, 2023 Reply

[…] Rối loạn kinh nguyệt được xem là nguyên nhân phổ biến dẫn đến vấn đề chậm kinh. Tình trạng này thường có các dấu hiệu phổ biến như chu kỳ kinh nguyệt diễn ra không ổn định dẫn đến chậm kinh, có 2 lần kinh nguyệt trong cùng một chu trình, rong kinh, vô kinh,... Nếu tình trạng này kéo dài thì chị em nên sớm đến gặp bác sĩ để kiểm tra. Xem thêm: Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không? […]

Contact Me on Zalo
Call Now Button