Siêu âm thai là một phương pháp phổ biến trong y khoa. Đây là phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh giúp theo dõi quá trình phát triển, đồng thời có thể phát hiện sớm các dị tật bẩm sinh của thai nhi.
Đây là phương pháp không xâm lấn, sử dụng sóng âm ở tần số cao để theo dõi sự phát triển của thai nhi cũng như các cơ quan sinh sản của người mẹ. Từ đó, phát hiện những bất thường về hình thái của thai nhi.
Phương pháp siêu âm thai rất phổ biến và không gây bất kỳ khó chịu hay ảnh hướng xấu nào cho mẹ và em bé trong bụng. Vì vậy hiện nay các cơ sở y tế đều sử dụng phương pháp này trong những lần khám thai định kỳ của thai phụ.
Ngoài siêu âm, để phát hiện dị tật thai nhi, bác sĩ có thể chỉ định thêm các phương pháp sàng lọc khác như NIPT, double test, triple test,…
Xem thêm: Các mốc khám và siêu âm thai mẹ bầu cần ghi nhớ.
Dị tật thai nhi là một hoặc nhiều bất thường dạng khiếm khuyết về thể chất hoặc di truyền gây ra những ảnh hưởng xấu đến quá trình mang thai cũng như em bé khi sinh ra. Một số dị tật thai nhi phổ biến nhất hiện nay có thể phát hiện qua siêu âm là:
– Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ.
– Hội chứng Down.
– Sứt môi, hở hàm ếch.
– Nứt đốt sống.
– Dị tật các chi và cơ quan sinh dục.
– Rối loạn về giới tính hoặc không có khả năng phát dục.
– Các dị tật liên quan đến chậm phát triển trí tuệ, chậm lớn.
Phương pháp siêu âm không phát hiện được một số dị tật thai nhi sau:
– Bất thường u nang bì.
– Phì đại não thất.
– Suy tủy nặng.
– Dịch chuyển trung thất.
– Bất thường về cấu trúc tim.
– Bất thường về thận, cơ quan tiêu hóa.
– Vết nứt đốt sống cùng.
– Bất thường về tuyến giáp.
– Loạn sản xương.
Khi thai nhi được chẩn đoán là bị dị tật, mẹ cần tham khảo tư vấn của bác sĩ để hiểu rõ hơn về dị tật, mức độ nguy hiểm và khả năng chữa trị sau sinh. Hiện nay, đã có nhiều dị tật có thể chữa khỏi sau khi sinh ra bằng phương pháp y học hiện đại. Vì vậy nếu có thể chữa trọ cho bé thì ba mẹ chuẩn bị tâm lý thật vững vàng cùng tài chính ổn định để đồng hành cùng con nhé!