0

Contact Info

15 Dịch Vọng Hậu - Cầu Giấy - Hà Nội 091 606 49 96 caochitrungct@gmail.com
×
21 Th6, 2023 Đỗ Hoa 1 Comments

Thụ tinh ống nghiệm (IVF) là gì?

Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là phương pháp hỗ trợ sinh sản phổ biến và có tỷ lệ thành công cao. Phương pháp được thực hiện tại Việt Nam từ 1997 đã giúp cho rất nhiều gia đình có được hạnh phúc làm cha mẹ. Cùng tìm hiểu các kiến thức cơ bản về IVF trong bài viết dưới đây.

Thụ tinh ống nghiệm IVF là gì?

Thụ tinh ống nghiệm (In Vitro Fertilization) là phương pháp hỗ trợ sinh sản dành cho các cặp đôi vô sinh hiếm muộn phổ biến nhất hiện nay. Tinh trùng với trứng sẽ được thụ tinh trong môi trường ống nghiệm để tạo thành phôi. Sau thời gian nuôi cấy phôi (Khoảng 2 – 5 ngày), phôi sẽ được đưa trở lại vào tử cung của người mẹ để phát triển. Với phương pháp này, chất lượng phôi là yếu tố quyết định, ảnh hưởng lớn tới tỷ lệ thành công.

Những trường hợp cần thực hiện IVF

Tùy thuộc vào bệnh lý của các cặp vợ chồng, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp hỗ trợ sinh sản phù hợp. Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm chỉ phù hợp với cặp vợ chồng có nguyên nhân vô sinh nhưng không mất hoàn toàn khả năng sinh sản của vợ hoặc chồng.
Những đối tượng có thể xem xét đến phương pháp IVF gồm:
– Vô sinh do rối loạn phóng noãn, tắc hoặc tổn thương vòi trứng, đã cắt bỏ vòi trứng…
– Vô sinh do các bệnh lý tại buồng tử cung như lạc nội mạc trong cơ tử cung, u xơ tử cung.
– Vô sinh do tinh trùng yếu, tinh trùng ít hoặc xuất tinh ngược, không có tinh trùng trong tinh dịch…
– Cặp vợ chồng lớn tuổi, dự trữ buồng trứng ở người vợ suy giảm.
– Áp dụng phương pháp bơm tinh trùng nhiều lần nhưng thất bại.
– Vô sinh – hiếm muộn chưa rõ nguyên nhân.
– Các cặp vợ chồng mang gen bệnh như Thalassemia, Hemophilia… cần sàng lọc tiền làm tổ để giảm thiểu nguy cơ sinh con mắc bệnh.

Chuẩn bị gì trước khi thực hiện IVF?

Để quy trình thụ tinh ống nghiệm có kết quả tốt nhất, các cặp vợ chồng cần chuẩn bị:
Tư vấn và chuẩn bị tâm lý: Gặp bác sĩ để được tư vấn về IVF. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến phương pháp này, các cặp vợ chồng nên hỏi kỹ bác sĩ và nắm thật rõ thông tin. Bên cạnh đó, cả 2 nên chuẩn bị tâm lý tốt để bắt đầu quá trình thụ tinh ống nghiệm. Không nên để tinh thần lo lắng, căng thẳng hay quá bồn chồn, hy vọng khi mới bắt đầu thực hiện. Tránh có suy nghĩ tiêu cực, suy sụp khi thất bại trong lần thực hiện đầu tiên hay những phương pháp hỗ trợ khác.
Xét nghiệm dự trữ buồng trứng: Người vợ sẽ được tiến hành các xét nghiệm để kiểm tra tình trạng dự trữ buồng trứng như đo lường nồng độ hormone dự trữ buồng trứng (AMH), hormone kích thích nang trứng (FSH), LH, estradiol, progesteron,… Nhằm đánh giá và tiên lượng khả năng thành công cũng như sự bất thường gây hiếm muộn để đưa ra phương hướng điều trị tốt nhất. Ngoài ra, một số chẩn đoán hình ảnh như siêu âm nang noãn, siêu âm tử cung buồng trứng qua đường âm đạo và chụp X-quang tử cung vòi trứng để xác định xem tử cung mắc cách bệnh lý gây vô sinh như nhiễm trùng, tử cung bị dị dạng, dính tử cung hay không cũng sẽ được thực hiện.
Phân tích tinh dịch đồ: Người chồng sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện xét nghiệm tinh dịch đồ. Việc thực hiện xét nghiệm này giúp bác sĩ có thể đánh giá chất lượng của tinh trùng thông qua các chỉ số như: số lượng tinh trùng, khả năng di động, hình dạng,… Từ đó đưa ra được phương án và phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Sàng lọc bệnh truyền nhiễm: Cả vợ và chồng đều sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán một số bệnh lây truyền qua đường tình dục như: HIV, viêm gan B, giang mai,… Các bệnh này có thể lây truyền sang chồng, sang vợ hoặc từ mẹ sang con. Trong trường hợp các cặp vợ chồng chẳng may mắc phải, bác sĩ sẽ đề ra các phương án điều trị phù hợp.
Ký các mẫu đơn đồng ý và các hướng dẫn: Sau khi đã xác định đủ điều kiện thực hiện IVF, các cặp vợ cồng cần hoàn tất một số thủ tục sau:
+ Bản cam kết thụ tinh trong ống nghiệm.
+ Giấy kết hôn bản sao kèm bản chỉnh để đối chứng.
+ Căn cước công dân hoặc chứng minh thư bản sao kèm bản chỉnh để đối chứng.

Quy trình và các bước thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm

Gồm 5 bước như sau:
– Bước 1: Điều chỉnh kinh nguyệt và tiêm thuốc kích thích buồng trứng.
– Bước 2: Thu thập trứng và tinh trùng.
– Bước 3: Tạo phôi/Thụ tinh.
– Bước 4: Chuyển phôi.
– Bước 5: Kiểm tra kết quả.

Chi tiết các bước thực hiện IVF sẽ được phòng khám Dr. Trung chia sẻ trong các bài viết sau.

Post Tags:

1 Comments

Tắc vòi trứng» Sản phụ khoa Dr Trung

Tháng sáu 29, 2023 Reply

[…] Với nguyên nhân gây vô sinh, hiếm muộn là do tắc vòi trứng 1 bên, có thể thụ tinh nhân tạo bằng phương pháp IUI để người phụ nữ có thể mang thai và sinh con. Xem thêm: IUI có lựa chọn được giới tính thai nhi không? Để có thể mang thai, ít nhất người bệnh phải có 1 bên vòi trứng hoạt động bình thường, từ đây bác sĩ sẽ bơm trực tiếp tinh trùng vào tử cung của người phụ nữ để tăng tỉ lệ thụ thai. Nếu tắc cả hai vòi trứng, phương pháp thụ tinh nhân tạo bằng IUI sẽ không đạt hiệu quả bởi trứng không có đường di chuyển xuống tử cung để gặp tinh trùng. Phương pháp hỗ trợ sinh sản lúc này được lựa chọn là thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Xem thêm: Thụ tinh ống nghiệm (IVF) là gì? […]

Contact Me on Zalo
Call Now Button